Vẽ chân dung – những điều cần biết

Chuyên đề 1. VẼ CHÂN DUNG – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Giới thiệu đến các bạn bài viết “Những điều cần biết khi vẽ một bức chân dung – góc nghiêng” (từ kiến thức cơ bản đến nâng cao)!

+ Xác định đặc điểm khuôn mặt mẫu, từ đó phân tích độ tuổi của mẫu.

+ Chú ý tới sự thay đổi của độ lồi trên trán, hốc mắt và độ đậm nhạt của bóng có thay đổi về tỷ lệ đậm nhạt.

+ Chú ý đường trục mặt (đường chạy trên hình quả trứng). Mỗi khi quay mặt đi, cúi xuống, ngẩng lên hoặc nghiêng trái nghiêng phải thì trục đó trở thành đường cong và vị trí trán, mũi, miệng cùng các bộ phận liên quan chuyển theo.

+ Ở đường trục này thường có những đường trục ngang chạy song song với nhau qua mắt, mũi, tai, miệng….

+ Đường trục thay đổi theo hướng nghiêng của đầu.

+ Để vẽ tốt bài hình họa chân dung học viên cần chú ý quan sát, nhận xét được những đường trục khái quát đó. Giúp các bạn có thể vẽ chính xác được chiều hướng của các giác quan mà không bị lệch.

+ Những đường đó có thể được xem là đường kiến trúc của gương mặt, giúp cho bài vẽ cân đối và có cấu trúc vững vàng hơn

1. Phần cấu trúc hộp sọ

+ Để hiểu sâu hơn về một bức tranh chân dung, ta nên trang bị thêm một số kiến thức cơ bản về cấu tạo của sọ người.

+ Chú ý phần cấu trúc xương hộp sọ ở vùng ngũ quan (hốc mắt, mũi, miệng, xương gò má). Khi vẽ cấu trúc của vòm miệng, các bạn cần chú ý thêm cấu trúc của xương hàm và răng.

+ Trục của cổ là phần mà ta cần quan tâm nhiều nhất vì đây là vị trí kết nối phần thân với đầu. Thông thường với đề thi đại học mặt mẫu luôn nhìn thẳng, vì thế các bạn cần chú ý sự thăng bằng cân đối vị trí của sống cổ với đầu .

+ Xương quai xanh là phần phụ của bài vẽ chân dung. Tuy vậy bạn cũng nên biết chút ít về cấu trúc của xương quai xanh để có thể diễn tả chân thật hơn phần vai, cầu vai và form của ngực.

2. Phần cấu trúc giải phẫu lớp cơ sâu.

Giải phẫu lớp cơ sâu – giúp ta hiểu được vị trí cấu tạo và liên kết của các nhóm cơ mặt cần thiết.

Khi vẽ chân dung bạn sẽ khó thấy được các vị trí của nhóm cơ sâu bên trong của người mẫu. Tuy nhiên bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nếu bạn muốn có một bức chân dung đầy biểu cảm.

3. Phần cấu trúc hộp sọ

Giải phẫu lớp cơ nông – các nhóm cơ có tác động khá lớn góp phần tạo nên những nét đặc trưng riêng của từng khuôn mặt (hay nói cách khác là tạo nên thần thái của một gương mặt).

4. Phần tách mảng khối cho lớp da

Hiểu rõ hơn về khối và cấu trúc đơn giản nhất của gương mặt giúp ta thấy rõ hơn chiều hướng của các khối cơ bị che lấp dưới lớp da.

* Chú ý: Thêm chiều hướng của các mảng được phân tách trên gương mặt. Chiều hướng các mảng giúp chúng ta hiểu được rõ về khối và tỷ lệ diện tích của các mảng cơ trên mặt.

5. Phần tách đậm nhạt cho bài vẽ chân dung.

Hình khối và sáng tối sẽ giúp chúng ta nhận diện được dung mạo của một nhân vật cụ thể hóa hơn trong không gian.

6. Phần chi tiết đậm nhạt cho bài vẽ chân dung.

Đẩy sâu chi tiết chính điển hình mang đặc trưng của nhân vật và chắt lọc những chi tiết phụ để tránh sự tranh chấp không cần thiết giữa các chi tiết.

* Chú ý:

– Dùng độ đậm nhạt của chì để tạo ra những điểm nhấn của ngũ quan – tạo độ tương phản mạnh.

– Bỏ bớt cả chi tiết và độ đậm nhạt ở những phần phụ – tạo độ tương phản yếu.