Tranh thủy mặc (tiếng Trung giản thể: 水墨画; phồn thể: 水墨畫; pinyin: shuǐmòhuà) là một loại tranh hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. “Thủy” (水) là nước, “mặc” (墨) là mực nên tranh thủy mặc chủ yếu chỉ là mực mài ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy hoặc lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu trắng đen.
Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa. Loại hình này bắt đầu xuất hiện vào thời Đường (618-907) và tạo nên sự ấn tượng, khác biệt so với các loại hình nghệ thuật vẽ trước đó. Những đặc điểm mới của Tranh Thủy Mặc so với các loại hình nghệ thuât trước đó là chú trọng vào sắc đen hơn là pha trộn các màu sắc với nhau, tập trung mạnh vào nét vẽ và bản chất, tinh thần của vật thể, cảnh vật hơn là mô tả trực tiếp, bắt chước. Tranh thủy mặc phát triển mạnh mẽ tới đỉnh cao dưới triều nhà Tống (960-1279) tại Trung Quốc và được truyền sang Nhật Bản bởi các thiền sư thuộc Thiền Tông vào thế kỷ thứ 14.
Đề tài trong tranh chủ yếu là phong cảnh, người ta còn gọi là tranh sơn thủy. Để thể hiện được một ngọn núi hay một dãy núi thì các hoạ gia phải có góc nhìn từ rất xa để bao quát toàn cảnh. Vì vậy, tranh sơn thủy thường chia thành 3 chủ đề/bố cục: Cao Viễn, Bình Viễn và Thâm Viễn.
1) Cao Viễn
Tranh phong thủy theo bố cục cao diễn hiện ra trước mắt ta một phong cảnh cao cả và hùng vĩ. Núi được dùng làm nội dung chủ đạo. Trong tranh ta thấy đỉnh núi cao vút, trùng trùng điệp điệp và được nhìn từ rất xa, toàn cảnh thể hiện từ đỉnh núi trải dài xuống dưới; tiêu điểm/điểm nhấn của bức tranh có thể thay đổi và xuất hiện từ đỉnh núi xuống chân núi. Bên dưới là hai bức theo bố cục cao viễn.
2) Bình Viễn
Tranh Bình Viễn vẽ ra trước mắt ta một phong cảnh mênh mong, xa xăm. Chữ Bình ẩn chứa hai nghĩa là bằng phẳng và yên bình. Núi trong tranh không cao, tác giả dùng phần Thủy làm nội dung chủ đạo nên ta sẽ thấy bức tranh mênh mong sông nước và xa xa là dãy núi lô nhô, chập chùng hay bên cạnh là một phần của ngọn núi cao. Trong tranh thường có cảnh con thuyển và ngư phủ hay các “ông tiên” đang chơi cờ, bình thơ ở các mỏn đá.
3) Thâm Viễn
Phong cảnh nhìn từ trên cao xuống thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường hiện ra các thung lũng, hang động trong núi nên mang vẽ u tịch, huyền bí hoặc hiểm trở; là những nơi mà các ẩn sĩ hay tìm đến để lánh đời.