Ngu Thế Nam (558 – 638), tự là Bá Thi, người Chiết Giang, từng làm quan ở Nam Trần. Ngoài ra còn đảm nhiệm chức bí thư đốc, được phong làm Vĩnh Hưng Huyện Tử, nên người đời hay gọi là “Ngu Vĩnh Hưng”.
Ngu Thế Nam thuộc Tứ đại thư gia đời Đường, chữ của ông lấy Khải thư làm chủ. Bị ảnh hưởng bởi thẩm mỹ quan thời đầu Đường, phong cách thư pháp theo đường lối trung dung, hồn khí mạnh mẽ hiên ngang, chữ gầy nhỏ nhưng có sức nặng, dịu dàng mà thanh tú.
Để học tập thư pháp, ban ngày ông luyện chữ, trước khi đi ngủ còn dùng ngón tay vẽ nét chữ lên bụng hoặc ga giường, suy nghĩ về thể chữ, cấu tạo. Sau một thời gian, những tấm ga giường của ông cũng bị ông làm cho mòn rách.
Thông qua sự tu luyện, học tập khắc khổ, Ngu Thế Nam không chỉ đạt được bút pháp tuyệt mỹ, ông còn sáng tạo ra được những cái mới, nối tiếp làn gió thư pháp từ thời Ngụy Tấn, đưa đến một khí chất sung mãn cho thư pháp thời Đường.
Thư pháp của ông với thế bút không câu nệ, bút tròn mà thể có góc, ngoài mềm mại trong cứng cáp, trầm hậu an tường, không có những nét sắc nhọn, tươi đẹp rõ ràng. Trong “Dung thai tập” của Đổng Kỳ Xương có viết về thư pháp của ông như sau: “Sách của Ngu Vĩnh Hưng, phải học đạo mới có thể ngộ hết, phát bút như rút đao chém nước…”
Nhìn chung, Ngu Thế Nam đã kế thừa và sáng tạo nhiều phong cách thư pháp, với cách dùng bút thuần túy, đẹp đẽ, làm nên một thư sử về khí phách mạnh mẽ, nên người đời còn gọi chữ của ông là “Ngu thể”.
Cuốn Khổng Tử miếu đường bi này được coi là “Thiên thu chí bảo về thư pháp Khải thư đời Đường”
Sách do Vô Minh chủ biên, dày 52 trang, khổ A4, NXB Mỹ thuật An Vi xuất bản năm 2022.
Trân trọng giới thiệu!
#sachthuphap
#thuphapmacvuong
Reviews
There are no reviews yet.