Những thuật ngữ sau đây chúng tôi trích từ tác phẩm nổi tiếng trong giới thư pháp của tác giả Phạm Hoàng Quân, mời quý vị tham khảo!
1. THƯ PHÁP 書法
Theo tự điển Hán Việt của Thiền Chửu thì thư pháp là phép viết chữ và thư gia 書家là người viết tinh tường các lối chữ. Theo định nghĩa của từ điển Hán Việt hiện đại (NXB GD – 1994) thì thư pháp là cách viết chữ và thư gia là nghệ sĩ viết chữ. Theo Từ Nguyên 辭源 của Trung Quốc thì “Dĩ văn tự kí tải sự vật viết THƯ – 以文字記載事物曰書” và “xưng kiện kỳ sự giả viết PHÁP –稱善其事者曰法”. Hai định nghĩa này có nghĩa là “Lấy văn tự để chuyển tải nội dung thông tin của vật thì gọi là THƯ” và “Sự đã qua quá trình hoàn thiện gọi là PHÁP”. Qua các định nghĩa nêu trên ta có thể hiểu rằng: Thư pháp là một loại hình nghệ thuật có phương pháp cụ thể, bắt nguồn từ sự diễn đạt chữ viết. Chữ viết có giá trị nghệ thuật thư pháp được khai thác có thẩm mỹ, người viết gợi được mỹ cảm và người thưởng thức nhận được các giá trị đó.
2. THỂ CHỮ 書體
Sự vật có quy mô, cách thức nhất định đều gọi là THỂ THƯ THỂ là thể dạng có quy ước một chữ (giống như các Font chữ trên máy tính). Thư thể rất phong phú và đa dạng, có 5 thể được biết đến nhiều là TRIỆN, LỆ, KHẢI, HÀNH, THẢO.
3.THƯ PHỔ 書譜
Tập sách ghi lại những kinh nghiệm, lý giải, cơ sở giáo khoa về các vấn đề thuộc về ký pháp hoặc bình phẩm thư pháp; các tập sách ghi chép những đoạn văn, bài thơ do các thư gia thực hiện theo góc độ thư pháp đều được gọi là THƯ PHỔ.
4. THƯ LUẬN 書論
Một đoạn văn hoặc một tập văn, tập thơ ghi lại lời bình phẩm, cảm tưởng, nhận định có phân tích về một tác phẩm thư pháp của môt thư gia nào đó do một thư gia hoặc một người không phải là thư gia thực hiện gọi là THƯ LUẬN.
5. KẾT THỂ 結體
Còn gọi là KẾT TỰ 結字, Kết Cấu 結構gian giá 間架chỉ sự sắp xếp, phối hợp, tổ chức hình thức của từng nét bút trong không gian một chữ hoặc theo những quy tắc hoặc sang tạo trên cơ sở có quy tắc. Các loại thư thể khác nhau thì có cách điểm hoạt khác nhau và kết thể khác nhau nên có những cách thức liên kết, quán xuyến riêng. Trong việc kết thể, nét bút được thể hiện có dài ngắn, thô (thô sơ) tế (tinh tế) phủ (nghiêng xuống) ngưỡng (chếch lên) súc (rút vào) thân (duỗi ra).
6. THIÊN BÀNG 偏旁
Chữ do nhiều bộ hợp lại thì có thiên bàng, vị trí của thiên bàng, vị trí của thiên bàng ở một bên chữ và là sự phối hợp không cân đối, thí dụ như chữ thiên 偏, chữ hoạt 滑 có bộ 人 bộ 水là thiên bàng. Thiên bàng là một dạng thức kết thể và có những kiểu kết cấu như khoan (rộng), trách (chật hẹp), cao cao, dê (thấp), khi (nghiêng), chính (ngay thẳng).
7. BÚT PHÁP 筆法
Là phương pháp dụng bút trong việc viết chữ hoặc vẽ tranh,viết hay vẽ (thủy mặc) đều phải lấy long bút để làm dụng cụ và nét (tuyến điều) là hình thức biểu hiện : khi đưa một nét, chấm một chấm, đè bút xuống , nhấc bút lên, khi chậm khi nhanh, lúc nặng tay, lúc nhẹ tay, tạo nét gãy ngang, nét sổ thẳng dứt khoát hay ngập ngừng… Tất car những sự biến hóa ấy trong lúc vận bút gọi chung là Bút pháp thuộc về lĩnh vực bút pháp có các thuật ngữ sau:
7.1 PHƯƠNG BÚT 方筆
Nét bút lúc đầu dừng lại hoặc khi chuyển hướng tạo gấp khúc mà để lộ góc canh rõ rết thì gọi là phương bút (nét bút vuông). Kỹ pháp phương bút có: nghịch phong lạc bút 逆鋒落筆, chiết phong phô hào 折鋒鋪豪, trung phong hành bút 中鋒行筆, chiết phong hồi thâu 折鋒回收.
7.2 VIÊN BÚT 圓筆
Nét bút lúc bắt đầu, lúc dừng lại hoặc khi chuyển hướng mà không để lộ góc cạnh thì gọi là viên bút (nét bút tròn). Kỹ pháp viên bút có: Nghịch khởi bầu phong 逆起鋒, trung phong hành bút 中鋒行筆, chuyển phong hồi thâu 轉鋒回收
7.3 TÀNG PHONG 藏鋒
Nét bút lúc bắt đầu, lúc dừng lại thu vén gọn gang không để lộ phần nhọn của đầu bút ra ngoài gọi là tang phong (giấu ngọn bút). Kỹ pháp tang phong có: Khởi bút nghịch phong nhập chỉ 齊逼逆鋒入紙 (hạ bút xuống mặt giấy phải nghịch hướng sắp vận bút) thâu bút dụng hồi phong 手筆用回鋒 (trước khi lấy bút lên phải cho ngọn bút trở ngược lại hướng vận bút)
7.4. LỘ PHONG 露鋒
Nét bút lúc bắt đầu, lúc dừng lại thể hiện rõ phần nhọn của ngọn bút gọi là Lộ phong, thường được sử dụng trong thảo thư và hành thư vì có ưu điểm là vận bút được nhanh chóng.
7.5. TRUNG PHONG 中鋒
Là kỹ pháp vận bút mà đầu ngọn bút khi di chuyển luôn nằm ở vị trí giữa nét, mực tỏa đều ra hai bên theo độ ấn của tay cầm bút, lưu ý phải giữ bút ở tư thế đứng mới thực hiện được kĩ pháp này.
7.6. ĐỀ VÀ ÁN 提與按
Đề: Nâng ngọn bút lên khi sắp dừng một chữ hoặc sắp chuyển qua nét mới.
ÁN: Ấn bút xuống để tạo trọng tâm hoặc do thế bút.
Đề và án là hai hoạt động liên tục khi vận bút.
7.7. CHUYỂN VÀ CHIẾT 轉與折
Chuyển: là di động mặt bút trên ngọn giấy, khi chuyển bút chỉ chuyển cánh tay, ngón tay cầm bút và cán bút cố định. Chuyển bút tạo được nét đầy đặn và có hiệu quả.
Chiết: Bút đang di chuyển mà phải đổi hướng để tạo được góc.
Chuyển và chiết tương quan mật thiết tạo sự điều hòa trong vận bút, tạo tuyến điệu nhịp nhàng trong việc kết thể.
7.8. TẬP SÁP 疾澀 (MAU VÀ RÍT)
Khi vận bút có tốc độ nhanh, chậm, lực độ cương, nhu, bút phong thuận nghịch là những nhân tố sản sinh bút pháp mau hay Rít. Tật bút có tốc độ nhanh dứt khoát mà được sự ngưng đọng kín đáo. Rít bút là đường bút ở thể nghịch với hướng bút đang vận hành, điều quan trọng là phải thâu tóm ngọn bút cho ngọn như lúc khởi bút để vừa tạo thế bình ổn vừa tạo tuyến điệu hợp lý, không thô kệch.
7.9. ĐỐN TỔN 頓蹲
Ngưng bút mà không ấn xuống gọi là tốn.
Bút đang đi mà hơi ấn xuống gọi là tổn.
7.10. VĨNH TỰ BÁT PHÁP 永字八法
Vĩnh tự bát pháp
Tám nguyên tắc trong chữ Vĩnh. Khải thư lấy chữ Vĩnh làm đối tượng để luyện tập vì trong chữ Vĩnh hội đủ 8 phép viết cơ bản là: nét chấm, nét ngang, nét móc, nét đá, phẩy dài, phẩy ngắn, nét mác.
8. BÚT Ý 笔意
Trong việc viết chữ, vẽ tranh, vận bút theo ý tưởng đã suy nghĩ hoặc ý tưởng nảy sinh bất ngờ, đạt giá trị thẩm mỹ cao, trong không gian chuyển vận của đường bút thể hiện được phong cách gọi là bút ý.
9. BÚT THẾ 笔势
Trong việc viết chữ, đầu ngọn bút chuyển vận qua lại trên mặt giấy theo một su thế có hướng nhất quán gọi là bút thế. Thế tạo ra hình và để lại khí tượng và làm thành đặc điểm kết thể riêng đặc biệt của mội thư gia.
10. HÀNH KHÍ 行氣
Trong một tác phẩm thư pháp khoảng không gian liên đới giữa chữ và chữ, giữa hàng và hàng có sự quan hệ hô ứng (gọi và đáp) ánh dới (lung linh vằng vặc), bút dứt mà ý không lìa, liên kết thành hàng, gom nhiều hàng thành đoạn, chữ trên chữ dưới, chữ bên tả và bên hưu, chữ đầu chữ cuối… tất cả như cùng một hơi thở, nhất loạt biế hóa trong một tổng thể hài hòa, được như thế là hành khí tốt. Trong “lục pháp luận” Tạ Hách gọi là “khí vận sinh động”.
11. CỐT PHÁP 骨法
Còn gọi là “cốt lực…” , cốt là xương cốt, đây nói đến khung sườn của chữ, chỉ sự uẩn khúc của bút lực trong nét bút, tạo sự vững chắc của hình thể, toát ra được thần vận mà người viết muốn diễn đạt.
12. NHỤC PHÁP 肉法
Phép dụng mực và kỹ pháp thể hiện phần thịt của chữ, dụng mực khi nồng đậm khi đạm nhạt nên tạo hiệu quả nét chữ khi mập béo khi gầy ốm, vén bút khi tinh gọn khi thô thiển.
13. CHIẾN BÚT 頓筆
Sách “Đàn hội” kể rằng: “Nam Đường Lý Hậu Chủ vốn tinh thông thư pháp, thường sử chiến bút, vận dụng bút dường như đang nghe tiếng trống nhịp, chữ của ông như cành tùng run rẩy dưới trời đông, như đám trúc rét mướt trong sương”. Chiến bút tức là nét chữ viết hơi rung như có nhịp đàn hồi mà hơi đều. Ngòi bút như chia hai, một bên rung động, một bên bình ổn, còn gọi là Kim thác đao … (cái giũa vàng).
14. NHẤT BÚT THƯ 一筆書
Một kỹ pháp của thảo thư, khi viết một chữ chỉ thực hiện một nét liên tục, từ nét đầu đến nét cuối chỉ một lần hạ bút, tường truyền do Trương Chi đời Hán sang tạo.
15. CHƯƠNG PHÁP 章法
Là cách sắp xếp bố trí chữ với chữ, hàng với hàng và bố cục chung cho toàn bức thư pháp. Thuộc về lĩnh vực chương pháp còn có các thuật ngữ sau:
15.1. Khoản thức 款式
Là các loại hình khi dùng để thể hiện một bức thư pháp, có các loại:
Điều phúc 條幅 : Bức chữ có trục để cuộn lại, khi treo treo theo chiều dọc.(hay còn gọi là biểu)
Tứ điều bình 四條屏: Bình phong bốn bức liên kết thực hiện một nội dung thư pháp hoặc bốn nội dung tương quan; 6 bưc là lục điều bình… ; 8 bức là bát điều bình.
Trung đường 中堂: Bức chữ hình chữ nhật hoặc hình vuông, nội dung thư pháp thường là một hoặc một vài chữ lớn, có khi là bài minh, bài châm, bài thơ… thường treo ở bức vách giữa nhà, hướng phía cửa ra vào, hai bên bức trung đường thường có cặp đối liên đi kèm.
Đối liên 對聯 : Hai bức ốm dài treo dọc mang nội dung một cặp văn đối.
Hoành phi
Hoành phi 橫披: Bức treo ngang có nội dung là tên hiệu, thư trai, tự viện hoặc trích lời thánh hiền súc tích ngắn gọn thường khoảng 2 đến 4 chữ.
Thủ quyển 手卷: bức treo ngang có nội dung là thơ, phú, văn, từ.
Phiến diện 扇面: bức chữ có hình quạt.
Khoản thức là một sô’ dạng khung hình dể làm phương tiện thực hiện thư pháp, tùy theo nội đung và vị trí đặt bức thư pháp mà chọn khoản thức thích hợp. Giữa chương pháp và khoản thức có sự liên hệ mật thiết.
15.2. TRIỂN XÚC 展促
Là một tiểu xảo của chương pháp, chỉ cách xừ lý lình hoạt giữa các cạnh nhau có sự chênh lệch cao về nét, về độ cao thấp. Thư gia đời Đường Nhan Chân Khanh trong “Trương trưởng sử bút pháp thập nhị ý” có viết về triển xúc: ‘chữ lớn thúc giục ra lệnh cho chữ nhỏ, chữ nhỏ dường như dõi trông để điền khiển chữ lớn, hai bên truyền lệnh qua lại một cách ẩn mật, do vậy mà tạo dược thế tương xứng”.
15.3. ĐỀ KHOẢN 提款
Là những dòng chữ nhỏ, trước và sau nội dung chính cùa bức thư pháp; những dòng này ghi lại niên hiệu của người viết, người tặng người được tặng, thời gian địa điểm, hoàn cảnh thực hiện bức thư pháp, cũng có khi ghi vắn tắt tám trạng tình cảm, lời chúc tụng lời ký thác của người viết hoặc người nhờ viết.
15.4. ĐỀ BẠT 题跋
Đề là lời ghi đầu của bức thư pháp còn gọi là dẫn thủ (lời dẫn dắt dầu tiên). Bạt là lời ghi sau nội dung thư pháp. Đề và bạt thường là từ cú của người không phải là tác giả thư pháp mà là của bạn bè, thầy học hoặc người đời sau, nội dung là lời bình thuật, ký sự hoặc dùng câu thơ lời văn đã có sẵn từ xưa để so sánh ví von nhằm xưng tụng, tán dương nội dung hoặc hình thức bức thư pháp; có khi là lời văn của người đời sau khảo chứng về nội dung tác phẩm vể sự thật giả của tác phẩm.
15.5. ẨN CHƯƠNG 印章
Còn gọi là Triện, con dấu hay Ấn Triện, là ký hiệu riêng của thư gia dùng để ấn lên tác phẩm thư pháp. Có thể dùng đá, gổ, dồng, ngà, xương có khi là ngọc quí để khắc ấn. Nội dung thể hiện trên mặt ấn thường là họ tên, tự hiệư của thư gia (gọi là danh chương) hoặc từ cú danh ngôn, tiêu chí, năm tháng {gọi là nhàn chương). Cũng như phần đề khoản, ấn chương là một yếu tố không thể thiếu trong chương pháp.
16. BI VÀ THIẾP 碑與帖
Bi: là cái bia đá có khắc chữ khối đá vuông gọi là bi, khối đá trụ gọi là kệ £§ (kiệt). Bài vãn khắc trên bi để ghi lại sự kiện gì dó gọi là Bi ký tyíĩL. “Bí ký học” là môn học nghiên cứu văn bia để giúp cho sử học. Các thư gia thường tham khảo chữ trên bi thời cổ để mở rộng kiến văn và có khi theo hẳn phong cách của chữ trên bi nào đó mà họ thích.
Thiếp thời xưa viết chữ vào lụa gọi là thiếp, sau có giấy viết chữ vào giấy cũng gọi là thiếp; lấy giấy dập lấy chữ ở bia ra để xem cũng gọi là thiếp. Nay thiếp là từ gọi chung những bản chữ mẫu được viết tay hoặc in đề người học thư theo đó mà luyện tập.
17. TUYỂN THIẾP 選帖
Là chọn thiếp để luyện tập, thiếp được ví là người thầy không nói, người học thư tùy theo trình độ, khả năng và thời điểm học tập mà tuyển thiếp thích hợp.
18. ĐỘC THIẾP 讀帖
Là quá trình quan sát, phân tích và nhận định rõ ràng về hình thể (tự hình) của chữ, cách kết cấu, cách điểm hoạch… trên một mẫu thiếp đã chọn dể luyện tập.
19. LÂM THIẾP 臨帖
Nhìn thiếp mẫu để theo dó mà viết gọi là Lâm thiếp, là giai đoạn tất yếu mà người học thư phải kinh qua.