Chữ Lý 李 gồm chữ Tử 子 và Mộc 木: Ý là chàng trai 子 thư sinh vác đồ hành lý như lều chõng bằng gỗ 木 vào kinh thi cử.
Câu chuyện về chữ Lý được viết lại như sau: Tương truyền thời Xuân Thu, nước Nguỵ có một đại thần tên Tử Chất, học thức uyên bác, ông mở một học quán, thu nhận dạy học trò để sống qua ngày. ông thu nhận học trò không phân biệt giàu nghèo, chỉ cần bằng lòng học thì có thể bái ông làm thầy, đối đãi tất cả như nhau.
Trong sân học quán có một cây đào và một cây lý. Tử Chất thường chỉ cây đào cây lý đã kết trái dạy học trò rằng:
– Các con cần phải khắc khổ học tập, giống như hai cây kia ra hoa kết trái. Chỉ có học vấn cao, mới có thể làm nên sự nghiệp lớn cho đất nước.
Dưới sự chỉ dạy nghiêm khắc của Tử Chất, rất nhiều học trò trở thành rường cột của đất nước. Để ghi nhớ công ơn của thầy, những học trò đó cũng trồng cây đào cây lý trong sân nhà mình.
Từ đây chúng ta có thể thấy, “đào” hoặc “lý” khi mới bắt đầu là chỉ “học trò”, sau này chỉ “nhân tài”, là một quá trình phát triển nghĩa của từ. Trong xã hội hiện đại, chúng ta nói “đào lý mãn thiên hạ” thực tế bao hàm cả 2 tầng ý nghĩa nói trên.
Mặc Vương
Hãy email cho Mặc Vương khi các bạn có thắc mắc gì trong lĩnh vực này, Mặc Vương sẽ trả lời trong vòng 24 giờ, thật đấy!